-
Giỏ hàng của bạn trống!
Rối loạn cảm thụ bản thể hay trẻ không biết cư xử?
2025-03-31 14:10:27
Bạn có thể nghe được ở sân chơi: “Con trai, mẹ đã bảo con bao nhiêu lần rồi? Đừng đẩy, đừng đá! Bây giờ hãy ngồi trên ghế và nghĩ về hành vi sai trái của con cho đến khi mẹ cho phép con quay lại hộp cát.”
Junior học được gì từ việc bị mắng? Không gì cả - chỉ là Mẹ lại một lần nữa tức giận với cậu bé mà thôi.
Nếu mẹ cậu bé biết về xử lý cảm giác, có thể cô ấy đã xử lý tình huống hiệu quả hơn. Cô ấy có thể hiểu được động lực bên trong cậu bé thôi thúc cậu tìm kiếm một vài thông tin cảm thụ bản thể cho cơ và khớp. Cô ấy sẽ hiểu rằng cậu bé cần đến giờ “đẩy, đá” chứ không phải đến giờ “ngồi yên suy nghĩ”!
Thay vì trừng phạt, Mẹ có thể rèn kỷ luật. Để thu hút sự chú ý của cậu bé, cô ấy có thể làm cho bé bình tĩnh lại bằng một cái ôm chặt, để tăng áp lực lên khớp. Cô ấy có thể nói rằng: “Con trai, con không được phép đá người khác hay động vật, bởi đá như vậy họ sẽ đau. Nhưng con có thể đá một thứ không cảm thấy đau, như quả bóng. Con có thể ấn mạnh cái xẻng, đạp mạnh bàn đạp xe đạp, hoặc bật nhảy. Hãy nghĩ ra những ý tưởng hay hơn để sử dụng chân của mình.”
Trẻ bị RỐI LOẠN CẢM THỤ BẢN THỂ có đặc điểm sau:
• Có vấn đề về xúc giác hoặc giữ thăng bằng và chuyển động.
• Gặp khó khăn về nhận thức cơ thể.
• Cứng nhắc, không phối hợp và hậu đậu, thường xuyên ngã hoặc vấp chân.
• Dựa vào, va chạm hay đâm sầm vào đồ vật và người khác, không hiểu khoảng cách riêng tư với người khác.
• Gặp khó khăn khi thực hiện những hành động mới và phức tạp, như xỏ chân vào ván trượt tuyết lần đầu tiên.
• Không thể làm những việc quen thuộc mà không nhìn, như mặc quần áo.
• Nghịch kẹp tóc, công tắc đèn,… mạnh đến mức làm hỏng.
• Kéo và xoắn quần áo; kéo áo phông xuống dưới chùm qua cả đầu gối.
• Nhai tay áo, cổ áo, bút chì và những vật dụng không ăn được khác.
• Gặp khó khăn khi lên xuống cầu thang.
• Đá chân vào nhau khi đi lại, ngồi lên chân, kéo dãn các chi, chọc tay vào má, kéo dài ngón tay và bẻ khớp ngón tay
• Không tham gia vào các hoạt động bình thường vì cảm thấy không thoải mái hay kém cỏi.
• Bị chứng rối loạn phối hợp vận động, chỉ tham gia những hoạt động quen thuộc và từ chối những thử thách mới.
• Có vấn đề khi ăn, nói và thực hiện các chuyển động miệng khác.
Trích cuốn Đứa trẻ khác biệt & cuốn Những trò chơi hàng ngày dành cho trẻ rối loạn cảm giác