Các cách khuyến khích trẻ tự kỷ trong khi chơi tại nhà

2025-04-04 08:10:36
Các cách khuyến khích trẻ tự kỷ trong khi chơi tại nhà

1. Hãy khiến trò chơi thêm thử thách. “Trời, liệu con có thể nhảy qua được hai cái chai này không đấy?” hay “Mẹ cá là con không thể đánh bại được mục tiêu này đâu”.
2. Hãy gắn những biệt danh tích cực cho trẻ. “Ok, hỡi đôi mắt tinh tường, bạn có thể tìm ra Waldo không?”, hoặc “Hây, chú khủng long khổng lồ, liệu chú có thể nhảy qua mục tiêu này không?”, hoặc “Hỡi thiên tài âm nhạc, liệu có thể đoán được bản nhạc mẹ chơi đây không?”.
3. Hãy biến những đồ vật quen thuộc thành những người bạn sống động. “Ồ, ngài Lò nướng đang làm những chiếc bánh mì ngon tuyệt dành cho con”, hay “Liệu con có thể nhảy qua chị Đệm xinh đẹp không?”.
4. Có những ngày “Disney”. Bạn hãy cùng con trò chuyện về các con vật nuôi, những con côn trùng, các loài cây, thú cưng,… Và hãy cảm ơn cây đã cho bóng râm, bát để đựng thức ăn, v.v.
5. Bổ sung thêm những tình huống kích thích tư duy. “Mẹ cho con bốn cái bánh, và con ăn một cái. Vậy con còn mấy cái nữa?”.
6. Khích trẻ hay cố tình bảo trẻ “không được làm”. “Gì cơ, con đã ăn hết một cái bánh rồi. Mẹ sẽ cho thêm một cái nữa nhưng con không được ăn nữa nhé!”. Hoặc “ Dù gì thì cũng không được giẫm lên chiếc bóng của mẹ đâu”.
7. Tăng thử thách thời gian bằng đồng hồ bấm giờ. “Liệu con có thể chạy vòng quanh cái cây kia và trở về đây trong 12 giây? Ồ, con chỉ chạy mất có 8 giây thôi đấy”.
8. Có những ngày “đảo ngược” với ngày thường. “Chúng ta đang ăn chiếc bánh mà chúng ta làm cho bữa tối vì hôm nay là ngày đảo ngược” hay “Chúng ta đi lùi để vượt qua những chướng ngại vật này vì hôm nay là ngày đảo ngược”.
9. Chơi trò “loa phát thanh”. Hãy giả vờ làm một phát thanh viên, và bạn tường thuật lại những gì trẻ đang làm trong lúc chơi trò chơi. Nếu trẻ đang nhảy trên bạt lò xo, hãy khen thật nhiều và phóng đại những thành tích của trẻ nhằm truyền cảm hứng để trẻ tiếp tục chơi và khám phá nhiều hơn nữa.
10. Bổ sung vận động và bài hát. Bạn hãy nhảy múa và hát bất cứ khi nào có thể trong lúc bạn làm việc nhà hoặc chơi với trẻ. Hãy hát khi bạn dọn phòng, hoặc nhảy múa những bài vui nhộn khi bạn rửa bát.
11. Luân phiên. Thật thú vị nếu trẻ biết rằng sắp tới lượt trẻ và bạn sẽ phải làm những gì trẻ sai bảo. Hãy để trẻ dẫn dắt.
12. Hòa cùng tự nhiên. Hãy vận động ngoài trời thật nhiều giúp phát triển đa giác quan của trẻ. Các mùi hương bên ngoài, không gian thoáng đãng và hít hà chút khí trời đều khiến trẻ cảm thấy thoải mái hơn.
13. Bổ sung các trò chơi với nước. Trẻ sẽ thấy thật tuyệt vời nếu được ngâm mình trong bể bơi hoặc nằm dài trên bãi biển. Những hoạt động này tốt cho hệ xúc giác và bổ trợ kỹ năng vận động của trẻ rất nhiều. Môi trường nước giúp trẻ cảm thấy an toàn và dễ dàng hơn khi vận động và tiếp xúc.
14.Hãy rủ thêm những trẻ khác. Nếu có thể, bạn hãy rủ những trẻ khác để hướng dẫn trẻ chơi. Việc quan sát người lớn làm mẫu có thể khiến trẻ bối rối, nhưng nhìn trẻ khác chơi… có lẽ sẽ dễ dàng hơn.
Trích sách Những trò chơi hàng ngày dành cho trẻ rối loạn cảm giác

Không có bình luận nào cho bài viết.

Viết bình luận: